4 nguyên tắc để kinh doanh quán ăn nhỏ tạo ra lợi nhuận

Theo chuyên trang FnB, với những ưu điểm như: Rủi ro thấp, không yêu cầu nguồn vốn quá lớn, khả năng hoàn vốn nhanh, dễ có lãi,… mô hình kinh doanh nhà hàng - quán ăn quy mô vừa và nhỏ đặc biệt thu hút những chủ đầu tư có dòng tiền nhàn rỗi và đang muốn thử sức ở lĩnh vực này.
Tuy vậy thị trường kinh doanh F&B khắc nghiệt yêu cầu các chủ đầu tư cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào kinh doanh quán ăn nhỏ. Dưới đây là 4 nguyên tắc để những người đang định khởi sự kinh doanh có những bước đi suôn sẻ hơn.

Xác định thực đơn rõ ràng

Xác định rõ ràng quán ăn sẽ bán gì, cho ai ngay từ đầu là một điều cực kì quan trọng. Các quán ăn nhỏ có thể bắt đầu việc lên thực đơn dựa vào lợi thế của bản thân chủ quán, ngân sách, quy mô cửa hàng, khả năng nguồn lực vật chất, con người cũng như sức cạnh tranh của mình trong phân khúc.

Một chiến lược không ít chủ kinh doanh quán ăn nhỏ đang sử dụng là đánh vào thị trường ngách. Theo hướng này, các quán ăn sẽ chủ yếu tập trung một phân đoạn nhỏ của thị trường, phục vụ một nhóm khách hàng nhất định. Từ đó, nhóm sản phẩm kinh doanh của các quán ăn nhỏ sẽ mang tính đặc thù hóa cao hơn và có thể cạnh tranh được trên thị trường.

Lấy chất lượng dịch vụ làm điểm thu hút

Dù kinh doanh quán ăn nhỏ hay lớn, chất lượng dịch vụ vẫn luôn là một trong những tiêu chí quan trọng quyết định giá trị của quán trong mắt khách hàng. Khi nhu cầu về chất lượng phục vụ của mọi người ngày càng cao hơn, các chủ cơ sở kinh doanh quán ăn nhỏ càng cần nhanh nhạy nắm bắt, thấu hiểu và làm hài lòng khách hàng. Đôi khi thực khách quyết định quay trở lại một quán ăn nào đó không chỉ vì chất lượng món ăn mà còn bởi trải nghiệm tuyệt vời họ nhận được.

Không chỉ riêng với mô hình kinh doanh quán ăn nhỏ, ngay cả với các nhà hàng lớn, việc xây dựng những trải nghiệm khách hàng tuyệt vời nhất cũng là một điểm cộng cơ bản, tăng đáng kể sức cạnh tranh trên thị trường.

Giữ giá, khuyến mãi, ưu đãi và những chương trình quảng cáo sáng tạo

Sự biến động của thị trường kéo theo những thay đổi thất thường trong giá cả nguyên vật liệu và các chi phí vận hành khác. Tuy nhiên, hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra quyết định tăng giá. Việc thay đổi giá cả thường xuyên liên tục ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng của thực khách. Vì vậy, các quán ăn nên định giá món ăn của mình trong khoảng lợi nhuận có thể để giữ uy tín cho mình và giữ chân những thực khách thân thiết.

Ngoài ra, việc thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, ưu đãi đặc biệt cũng như các chương trình quảng cáo marketing cũng là một điều nên cân nhắc khi kinh doanh quán ăn. Đôi khi những ưu đãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng nhỏ nhất cũng có thể là điểm cộng cực lớn của quán ăn trong mắt khách hàng.

Hỗ trợ phí gửi xe, mời trà đá miễn phí, dùng khăn lạnh không mất tiền... là một vài cách thức đơn giản mà chủ quán có thể cân nhắc áp dụng.

Xây dựng đội ngũ nhân viên chất lượng cho kinh doanh quán ăn nhỏ

Một bất lợi lớn của các quán ăn nhỏ khi bắt đầu vận hành là thiếu đi những quy trình, nguyên tắc hay nguồn nhân sự chất lượng cho mình. Không có quy trình tuyển dụng bài bản, không sở hữu hệ thống kiến thức đào tạo nhân viên chuyên nghiệp như các cơ sở kinh doanh lớn và có kinh nghiệm, các quán ăn nhỏ đôi khi gặp những vấn đề rắc rối khi kinh doanh.

Tuy vậy, những vấn đề này có thể được hạn chế khi bạn tìm được đội ngũ nhân viên chất lượng. Một số tiêu chí thường thấy ở các quán ăn nhỏ là độ tin cậy của nhân viên, sự tháo vát, thạo việc, tinh thần sẵn sàng làm nhiều công việc cùng một lúc…

Tất nhiên, tùy điều kiện hoàn cảnh, các chủ quán ăn sẽ tìm thấy đội ngũ nhân viên với tiêu chí, chất lượng riêng phù hợp với mình. Khởi sự kinh doanh cùng những người đồng nghiệp tốt nhất luôn là một lựa chọn không tồi cho các quán ăn nhỏ mới thành lập.

Kết

Kinh doanh quán ăn nhỏ là câu chuyện muôn hình vạn trạng dưới góc nhìn của nhiều người khi bước chân vào thị trường tiềm năng này. Điều quan trọng nhất cần thiết để duy trì việc kinh doanh quán ăn nhỏ được suôn sẻ, bền vững là mỗi chủ quán phải có sự đầu tư nghiêm túc với ý tưởng ngay từ đầu và kiên định với lựa chọn của mình. Bởi lẽ, kinh doanh là một cuộc chiến chứ không phải cuộc chơi, nhất là trong ngành F&B.

FnB Việt Nam
Theo Trí Thức Trẻ
0 Nhận xét

Phần mềm bán hàng FREE

Liên hệ quảng cáo

Order món bằng điện thoại

Danh mục
Bài viết được xem nhiều